Binh lực và kế hoạch Chiến_dịch_tấn_công_Bratislava-Brno

Quân đội Liên Xô

Phương diện quân Ukraina 2 (thiếu Tập đoàn quân 46)[5][6]:

Binh lực bao gồm:

Binh lực từ ngày 25 tháng 3 đến ngày 15 tháng 4

  • Tập đoàn quân cận vệ 7 do thượng tướng M. S. Shumilov chỉ huy. Trong thành phần có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn cận vệ 24 gồm Sư đoàn đổ bộ đường không cận vệ 6, các sư đoàn cận vệ 72, 81 và Sư đoàn 303.
      • Quân đoàn cận vệ 25 gồm Sư đoàn đổ bộ đường không cận vệ 4, Sư đoàn cận vệ 25 và Sư đoàn 409.
      • Quân đoàn cận vệ 27 gồm Sư đoàn cận vệ 93 và các sư đoàn 141, 375.
    • Pháo binh:
      • Sư đoàn hỗn hợp 16 gồm Lữ đoàn pháo hạng nặng 49, Lữ đoàn pháo nòng dài 61, Lữ đoàn lựu pháo 52, Lữ đoàn pháo chống tăng 90, Lữ đoàn hỏa tiễn 109 và Lữ đoàn súng cối 14.
      • Pháo nòng dài: Lữ đoàn cận vệ 42.
      • Pháo chống tăng: Lữ đoàn 2, các trung đoàn 114, 115.
      • Súng cối: Các trung đoàn 263, 290 và 493.
      • Pháo phòng không: Sư đoàn 5 (các trung đoàn 670, 743, 1119, 1181), Sư đoàn 26 (các trung đoàn 1352, 1357, 1363, 1369).
    • Thiết giáp: Lữ đoàn xe tăng cận vệ 27, Trung đoàn xe tăng độc lập 38.
    • Công binh: Lữ đoàn hỗn hợp 60.
    • Phòng hóa: Các đại đội súng phun lửa 3 và 27.
  • Tập đoàn quân 40 do trung tướng F. F. Zhmachenko chỉ huy. Trong thành phần có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn 51 gồm Sư đoàn bộ binh cận vệ 42 (từ 13 tháng 4) và các sư đoàn 133, 240.
      • Sư đoàn 232, Cụm xung kích sư đoàn 54.
    • Pháo binh: Lữ đoàn pháo nòng dài 153, Trung đoàn lựu pháo 387, Trung đoàn sơn pháo 10, Trung đoàn súng cối 492, Trung đoàn phòng không 622.
    • Thiết giáp: Trung đoàn xe tăng 34.
    • Công binh: Lữ đoàn hỗn hợp 40.
    • Phòng hóa: Tiểu đoàn súng phun lửa 176.
  • Tập đoàn quân 53 do trung tướng I. M. Managarov chỉ huy. Trong thành phần có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn 49 gồm Sư đoàn cận vệ 110 và các sư đoàn 203, 228.
      • Quân đoàn 57 gồm Sư đoàn đổ bộ đường không cận vệ 1 và Sư đoàn 227.
      • Sư đoàn độc lập 243.
    • Pháo binh:
      • Sư đoàn hỗn hợp 11 gồm lữ đoàn pháo hạng nặng 31, Lữ đoàn pháo nòng dài 45, Lữ đoàn lựu pháo 40, Trung đoàn sơn pháo cận vệ 9.
      • Lựu pháo: Lữ đoàn 152.
      • Pháo chống tăng: Các lữ đoàn 31, 52; Trung đoàn 1316.
      • Súng cối: Trung đoàn 461.
      • Pháo phòng không: Sư đoàn 27 gồm các trung đoàn 1354, 1358, 1364, 1370.
  • Cụm kỵ binh cơ giới cận vệ 1 do trung tướng I. A. Pliyev chỉ huy. Trong thành phần có:
    • Quân đoàn kỵ binh cận vệ 4:
      • Kỵ binh: Các sư đoàn cận vệ 9, 10 và Sư đoàn 30.
      • Thiết giáp: Trung đoàn pháo tự hành 1815.
      • Pháo binh: Trung đoàn chống tăng cận vệ 152, các trung đoàn pháo hạng nhẹ cận vệ 4 và 68, Trung đoàn súng cối cận vệ 12 và Trung đoàn phòng không 255.
    • Quân đoàn kỵ binh cận vệ 6:
      • Kỵ binh: Các sư đoàn cận vệ 8, 13 và Sư đoàn 8.
      • Thiết giáp: Trung đoàn pháo tự hành 1813.
      • Pháo binh: Trung đoàn chống tăng cận vệ 142, các trung đoàn pháo hạng nhẹ cận vệ 6 và 47, Trung đoàn súng cối cận vệ 11, Trung đoàn phòng không 1732.
    • Quân đoàn cơ giới cận vệ 7:
      • Cơ giới: Các lữ đoàn 16, 63, 64.
      • Xe tăng: Lữ đoàn cận vệ 41, Trung đoàn xe tăng cận vệ 78.
      • Pháo tự hành: Các trung đoàn 1289 và 1440.
      • Trinh sát cơ giới: Tiểu đoàn 94.
      • Pháo binh: Các trung đoàn súng cối cận vệ 40 và 614, Trung đoàn phòng không 1713.
    • Các đơn vị trực thuộc: Lữ đoàn pháo chống tăng 34, các trung đoàn súng cối cận vệ 80 và 309, Lữ đoàn công binh sơn chiến 1, Tiểu đoàn cầu phà 127.
  • Tập đoàn quân không quân 5 do thượng tướng không quân S. K. Goryunov chỉ huy. Trong thành phần có:
    • Máy bay cường kích:
      • Quân đoàn cận vệ 3 gồm các sư đoàn cận vệ 7 và 12.
      • Quân đoàn 5 gồm Sư đoàn cận vệ 4, Sư đoàn 264 và Sư đoàn tiêm kích 331.
    • Máy bay tiêm kích:
      • Quân đoàn cận vệ 13 gồm các sư đoàn cận vệ 13, 14.
      • Các sư đoàn 6 (cận vệ) và 279.
    • Máy bay ném bom: Các sư đoàn 218 (ban ngày) và 312 (ban đêm).
    • Trợ chiến: Các trung đoàn vận tải 95, 207, Trung đoàn trinh sát, tìm kiếm, cứu hộ 511; Trung đoàn trinh sát 5, Trung đoàn sân đường 44.
    • Pháo phòng không: Các trung đoàn 1254, 1562, 1662, 1673, 1681.
  • Giang đoàn Danub do chuẩn đô đốc G. N. Kholostyakov chỉ huy.
  • Tập đoàn quân Romania 1 (phối thuộc Tập đoàn quân 53) do trung tướng Valeriu Athanasiou chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Bộ binh, kỵ binh:
      • Quân đoàn 4 gồm Sư đoàn bộ binh 2, các sư đoàn sơn chiến 2 và 4.
      • Quân đoàn 7 gồm các sư đoàn bộ binh 10, 19 và Sư đoàn kỵ binh 9.
      • Sư đoàn bộ binh nhẹ cận vệ 6.
    • Pháo binh: Các trung đoàn sơn pháo 1, 7, Trung đoàn pháo nhẹ số 1 và Trung đoàn súng cối 9.
    • Công binh: Trung đoàn công trình 35.
  • Tập đoàn quân Romania 4 (phối thuộc Tập đoàn quân 40) do tướng Nikolaiu Deskelesku chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Bộ binh, kỵ binh, cơ giới:
      • Quân đoàn 2: gồm Sư đoàn bộ binh 21, Sư đoàn kỵ binh 1, Sư đoàn mô tô 8, Trung đoàn xe tăng 2.
      • Quân đoàn 6 gồm các sư đoàn bộ binh 6, 11, 18 và Trung đoàn xe tăng 3.
      • Các sư đoàn bộ binh 3, 9 và Sư đoàn tình nguyện 1 Tudor Vladimirescu.
    • Pháo binh: Cụm pháo binh 60 và Trung đoàn phòng không 8.
    • Thiết giáp: Trung đoàn xe bọc thép 2.
    • Công binh: Các lữ đoàn công trình 30, 31.
  • Các lực lượng trực thuộc Phương diện quân:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn 50 gồm các sư đoàn 6 và cận vệ 42 (tăng cường cho Tập đoàn quân 40 từ 13 tháng 4).
      • Các sư đoàn 38, 387 và Lữ đoàn hải quân đánh bộ 83.
    • Pháo binh:
      • Pháo chống tăng: Các lữ đoàn 30, 51.
      • Súng cối: Sư đoàn cận vệ 6 (các lữ đoàn cận vệ 8, 33); các trung đoàn cận vệ 17, 47, 48, 66, 302 và 324.
      • Pháo phòng không: Sư đoàn 30 (các trung đoàn 1361, 1367, 1373, 1375); Sư đoàn 38 (các trung đoàn 1401, 1405, 1409, 1712), các trung đoàn cận vệ 225, 272 và Trung đoàn 459.
    • Thiết giáp:
      • Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 gồm các lữ đoàn cơ giới cận vệ 13, 14, 15; Lữ đoàn xe tăng cận vệ 36; các trung đoàn pháo tự hành cận vệ 292 và 352; Tiểu đoàn trinh sát cơ giới 62; Trung đoàn pháo chống tăng 1512, các trung đoàn súng cối 129 (cận vệ) và 527; Trung đoàn phòng không 740.
      • Các lữ đoàn cơ giới độc lập 10, 25 và 61.
    • Không quân: Các trung đoàn vận tải 85 và 1001, Phi đội vận tải đặc nhiệm 714.
    • Công binh: Lữ đoàn kỹ thuật 14, Lữ đoàn cầu 27, các lữ đoàn phà 1 và 2, các tiểu đoàn rà phá mìn 21, 62; Tiểu đoàn công trình 72.

Binh lực ban đầu: 272.200 quân nhân Liên Xô, 67.800 quân nhân Romania, 240 xe tăng và pháo tự hành, 6.120 đại bác và súng cối cỡ nòng 75 ly trở lên, 645 máy bay.[1][2]

Binh lực bổ sung từ ngày 16 tháng 4

  • Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 do thượng tướng xe tăng A. G. Kravchenko chỉ huy, được trả về Phương diện quân Ukraina 2 từ ngày 16 tháng 4 sau khi chiến dịch Viên kết thúc. Trong thành phần có:
    • Quân đoàn xe tăng cận vệ 5:
      • Xe tăng: các lữ đoàn cận vệ 20, 21, 22.
      • Cơ giới: Lữ đoàn cận vệ 6.
      • Mô tô trinh sát: Tiểu đoàn cận vệ 15.
      • Pháo tự hành: Các trung đoàn 390 (cận vệ) và 1458.
      • Pháo mặt đất: Trung đoàn pháo hạng nặng 301, Trung đoàn chống tăng cận vệ 391, các trung đoàn súng cối cận vệ 127 và 454.
      • Pháo phòng không: Trung đoàn cận vệ 392.
    • Quân đoàn cơ giới cận vệ 9:
      • Xe tăng: Lữ đoàn cận vệ 46.
      • Cơ giới: Các lữ đoàn cận vệ 18, 30 và 31.
      • Mô tô trinh sát: Tiểu đoàn cận vệ 14.
      • Pháo tự hành: Các trung đoàn 389 (cận vệ) và 697.
      • Súng cối: Các trung đoàn cận vệ 35 và 458.
      • Pháo phòng không: Trung đoàn cận vệ 388.
    • Các đơn vị trực thuộc:
      • Thiết giáp: Trung đoàn xe tăng hạng nặng cận vệ 49, Lữ đoàn pháo tự hành cận vệ 51, Trung đoàn pháo chống tăng tự hành cận vệ 364, Trung đoàn trinh sát cơ giới cận vệ 4.
      • Pháo binh: Lữ đoàn lựu pháo 202, Trung đoàn súng cối cận vệ 57.
      • Công binh: Lữ đoàn kỹ thuật 22.
      • Không quân: Trung đoàn vận tải, trinh sát, liên lạc cận vệ 207.
  • Tập đoàn quân cận vệ 9 do thượng tướng V. V. Glagolyev chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn bộ binh cận vệ 37 gồm các sư đoàn bộ binh cận vệ 98, 99 và 103.
      • Quân đoàn bộ binh cận vệ 38 gồm các sư đoàn bộ binh cận vệ 104, 105 và 106.
      • Quân đoàn bộ binh cận vệ 39 gồm các sư đoàn bộ binh cận vệ 100, 107 và 114.
    • Thiết giáp: Các trung đoàn pháo tự hành 1513, 1523 và 1524.
    • Pháo binh: Lữ đoàn lựu pháo cận vệ 35; các lữ đoàn hỏa tiễn cận vệ 61, 62, 63; Lữ đoàn pháo chống tăng cận vệ 2; các trung đoàn súng cối cận vệ 319, 321 và 322.
    • Pháo phòng không: Sư đoàn phòng không cận vệ 5 gồm các trung đoàn cận vệ 103, 109, 112 và 161; các tiểu đoàn pháo phòng không tự hành cận vệ 44, 48 và 49.

Kế hoạch

Theo kế hoạch ban đầu, ba mũi tấn công chính của quân đội Liên Xô sẽ tiến công theo các hướng song song. Tập đoàn quân cận vệ 7 tấn công vào Bratislava, Tập đoàn quân 53 và Tập đoàn quân Romania 1 sẽ kéo quân qua Nitra tiến lên đánh chiếm Brno. Cụm kỵ binh cơ giới cận vệ 1 sẽ tấn công Malacky, chêm vào giữa Tập đoàn quân cận vệ 7 và Tập đoàn quân 53. Giang đoàn Danub sẽ hỗ trợ Tập đoàn quân cận vệ 7 tiến đánh Bratislava. Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 sẽ được tung vào cửa đột phá để khai thác chiến quả sau khi các lực lượng trên đục thủng chiều sâu chiến thuật của phòng tuyến quân Đức. Ở cánh phải, Tập đoàn quân 40 và Tập đoàn quân Romania 4 sẽ đảm nhiệm hướng Banská Bystrica - Trenčín và phát triển lên hướng Olomouc. Các Tập đoàn quân Romania 1 và 4 thì được bố trí ở thê đội hai của đội hình tấn công. Tập đoàn quân không quân 5 phân phối lực lượng cường kích và ném bom yểm hộ cho tất cả các hướng tấn công.

Trong quá trình chiến dịch, Phương diện quân Ukraina 3 đã hoàn thành Chiến dịch Viên trước thời hạn vào ngày 15 tháng 4 và tiến đến tuyến phân giới giữa quân đội Liên Xô và quân đội Hoa Kỳ theo thỏa thuận tại Hội nghị Yalta. Do đó, ngày 16 tháng 4, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 được trả về cho Phương diện quân Ukraina 2. Ngoài ra, STAVKA còn điều động các tập đoàn quân 46 và cận vệ 9 tăng viện cho Phương diện quân Ukraina 2 để tăng dày mật độ binh lực tấn công trên hướng chủ yếu đến phía Nam Praha và miền Tây Bohemia. Việc tăng thêm binh lực có tác dụng làm tăng tốc độ tấn công của Phương diện quân trong 20 ngày cuối cùng của chiến dịch để hợp vây cánh quân chủ lực của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) và chia cắt cánh quân này với Cụm tập đoàn quân Áo (nguyên là Cụm tập đoàn quân Nam) đang vội vã rút lui tới tuyến kiểm soát của quân đội Hoa Kỳ.

Quân đội Đức Quốc xã

Một phần của Cụm Tập đoàn quân Nam do Thượng tướng Bộ binh Otto Wöhler (đến ngày 5 tháng 4) và Thượng tướng Bộ binh Lothar Rendulic (từ ngày 6 tháng 4) lần lượt chỉ huy, từ ngày 30 tháng 4 đổi tên thành Cụm tập đoàn quân Áo:

  • Tập đoàn quân 8 do thượng tướng bộ binh Hans Kreyzing chỉ huy. Từ tháng 4 năm 1945, Tập đoàn quân này gồm có:
    • Quân đoàn xe tăng 57 của trung tướng Friedrich Kirchner (được tăng viện từ Tập đoàn quân xe tăng 4). Thành phần gồm có:
      • Sư đoàn xe tăng 8 của thiếu tướng Heinrich-Georg Hax, (được tăng viện từ lực lượng dự bị của Tập đoàn quân xe tăng 1), gồm các trung đoàn xe tăng 8, 10, 28, Trung đoàn pháo tự hành 80, Trung đoàn pháo chống tăng 8, Tiểu đoàn trinh sát cơ giới 59 và các đơn vị trợ chiến.
      • Sư đoàn xe tăng "Führer-Begleit" của thiếu tướng Otto Ernst Remer, gồm các trung đoàn xe tăng 100, 102, Trung đoàn cơ giới 673, Trung đoàn pháo tự hành 102, Trung đoàn pháo binh 120, Tiểu đoàn trinh sát cơ giới 120 và các đơn vị trợ chiến.
      • Sư đoàn bộ binh dự bị 408.
      • Lữ đoàn xe tăng 103.
    • Quân đoàn bộ binh 29 của tướng Kurt Röpke. Thành phần gồm có:
      • Sư đoàn bộ binh 15 (tái lập) của thiếu tướng Hanns Laengenfelder, gồm các trung đoàn bộ binh 81, 88, 106, Tiểu đoàn bắn tỉa 15, Trung đoàn pháo binh, Tiểu đoàn xe tăng, các tiểu đoàn súng cối, trinh sát và các đơn vị trợ chiến.
      • Cụm tác chiến sư đoàn bộ binh 76 của tướng Erhard-Heinrich Berner, gồm các trung đoàn bộ binh 108, 173, 230, Trung đoàn pháo binh 176, các tiểu đoàn súng cối, trinh sát và các đơn vị trợ chiến.
      • Sư đoàn bộ binh xung kích 101 của tướng Walter Assmann gồm các trung đoàn bộ binh 228, 229; Trung đoàn xe tăng 101; Trung đoàn pháo binh 85; các tiểu đoàn súng cối, trinh sát và các đơn vị trợ chiến.
      • Sư đoàn bộ binh 24 (Hungary).
      • Tàn quân của Sư đoàn bộ binh 5 (Hungary).
    • Quân đoàn bộ binh 72 của trung tướng Werner Schmidt-Hammer. Thành phần gồm có:
      • Sư đoàn bộ binh sơn chiến 153 của tướng Friedrich Bayer, gồm các trung đoàn bộ binh 715, 716, 717, Trung đoàn pháo binh 453 và các đơn vị trợ chiến.
      • Sư đoàn bộ binh 271 của trung tướng Martin Bieber, gồm các trung đoàn bộ binh 977, 978, 979; Trung đoàn pháo binh 271, các tiểu đoàn súng cối, trinh sát và các đơn vị trợ chiến.
      • Sư đoàn bộ binh 357 của trung tướng Josef Rintelen, gồm các trung đoàn bộ binh 944, 945, 946; Trung đoàn pháo binh 375, các tiểu đoàn súng cối, trinh sát và trợ chiến.
      • Sư đoàn bộ binh 182 gồm các trung đoàn bộ binh 663, 664, 665, Trung đoàn pháo binh 1082 và các tiểu đoàn trợ chiến.
  • Cánh trái của Tập đoàn quân 6 do tướng Hermann Balck chỉ huy. Thành phần tham gia chiến dịch có:
    • 'Quân đoàn xe tăng 4 SS của tướng SS Herbert Gille. Thành phần gồm có:
      • Sư đoàn xe tăng 3 SS "Totenkopf" của tướng Hellmuth Becker gồm các trung đoàn xe tăng 3, 5, 6 "Theodor Eicke"; các trung đoàn pháo tự hành, pháo chống tăng, pháo nòng dài, lựu pháo, súng cối; tiểu đoàn trinh sát cơ giới và các đơn vị trợ chiến.
      • Sư đoàn xe tăng 5 SS "Wiking" của tướng Karl Ullrich gồm các trung đoàn xe tăng 9 "Germania", 10 "Westland", 11 "Nordland", 23 "Norge" và 24 "Danmark"; các tiểu đoàn xe tăng hạng nặng SS "Narwa" và "Wallonien"; Trung đoàn pháo tự hành 3; các trung đoàn lựu pháo, pháo chống tăng, súng cối; Tiểu đoàn trinh sát cơ giới và các đơn vị trợ chiến.
      • Sư đoàn bộ binh 1 SS của tướng Fritz Freitag gồm các trung đoàn tình nguyện 29, 30, 31; Trung đoàn pháo binh 14, các tiểu đoàn pháo chống tăng, súng cối, trinh sát và các đơn vị trợ chiến.

Từ ngày 12 tháng 4, Tập đoàn quân 8 (Đức) được bổ sung:

  • Sư đoàn bộ binh xung kích 46 của trung tướng Erich Reuter gồm các trung đoàn bộ binh 42, 72, 97, Trung đoàn pháo binh 115, Tiểu đoàn xung kích 46, Tiểu đoàn xe tăng 52 và các đơn vị trợ chiến.
  • Sư đoàn bộ binh 711 của trung tướng Josef Reichert gồm các trung đoàn bộ binh 731, 744, 763; Trung đoàn pháo binh 1711, tiểu đoàn pháo chống tăng và các đơn vị trợ chiến.
  • Sư đoàn dự bị 601 của tướng Hermann Kruse.

Các lực lượng rút chạy từ các hướng nhập vào Tập đoàn quân 8 từ ngày 1 tháng 5 năm 1945:

  • Quân đoàn xe tăng 2 SS của tướng Wilhelm Bittrich rút lui từ mặt trận Ý về. Thành phần gồm có:
    • Sư đoàn xe tăng 2 SS "Das Reich" của tướng Karl Kreutz, gồm các trung đoàn xe tăng 2 "Das Reich", 3 "Deutschland", 4 "Der Führer"; Trung đoàn cơ giới "Langemarck"; Trung đoàn pháo binh 2 và các đơn vị trợ chiến.
    • Sư đoàn xe tăng 9 SS "Hohenstaufen" của tướng Sylvester Stadler, gồm các trung đoàn xe tăng 9, 19, 20, Trung đoàn cơ giới 9, các trung đoàn pháo tự hành, pháo xe kéo, súng cối, tiểu đoàn trinh sát và các tiểu đoàn trợ chiến.
    • Sư đoàn xe tăng 23 của tướng Joseph von Radowitz gồm các trung đoàn xe tăng 126, 128, Trung đoàn cơ giới 51, Trung đoàn pháo tự hành 228, Trung đoàn pháo binh 23 và các tiểu đoàn trợ chiến.
    • Sư đoàn bộ binh xung kích 44 "Hoch - und Deutschmeister" của tướng Hans-Günther von Rost gồm các trung đoàn bộ binh 132, 133, Trung đoàn xe tăng 46, Trung đoàn pháo binh 96, Tiểu đoàn cơ giới 80 và các tiểu đoàn trợ chiến.
  • Bộ khung Quân đoàn bộ binh 43 của tướng Arthur Kullmer được rút từ Kurland về.
  • Tàn quân của Quân đoàn xe tăng 24 của tướng Walter Hartmann. Thành phần gồm có:
    • Cụm tác chiến Sư đoàn xe tăng 17 của tướng Theodor Kretschmer.
    • Cụm tác chiến sư đoàn bộ binh 6 của tướng Otto-Hermann Brücker.
    • Khung Sư đoàn xe tăng "Clausewitz".
    • Khung Sư đoàn bộ binh 84.
    • Tàn quân của Sư đoàn bộ binh Schlageter.
  • Tập đoàn quân không quân 4 do thượng tướng Otto Deßloch chỉ huy.

Binh lực ngày 1 tháng 4 năm 1945 bao gồm 200.000 người, 120 xe tăng và pháo tự hành, 1.800 đại bác và súng cối, 150 máy bay.[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_tấn_công_Bratislava-Brno http://www.dolin.estranky.cz/clanky/historie---cla... http://bdsa.ru/index.php?option=com_content&task=v... http://bdsa.ru/index.php?option=com_easygallery&ac... http://militera.lib.ru/h/samsonov2/19.html http://militera.lib.ru/memo/russian/9may/06.html http://militera.lib.ru/memo/russian/9may/16.html http://militera.lib.ru/memo/russian/ainutdinov_sh/... http://militera.lib.ru/memo/russian/andruschenko_s... http://militera.lib.ru/memo/russian/chirkov_bt/03.... http://militera.lib.ru/memo/russian/mihin_pa/21.ht...